BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE

Thứ 2, 28/04/2025 | 19:10  

Phòng Quản lý Đào tạo

I. Chức năng - Nhiệm vụ 

      Tham mưu cho Hiệu trưởng và tổ chức quản lý về công tác đào tạo, triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo của nhà trường.

      Tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra và đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, theo các quy định của Bộ LĐTB&XH; Tham mưu về kiểm định

      Và triển khai thực hiện các hoạt động sau:

  • Công tác công tác đào tạo:
  1. Xây dựng kế hoạch, dự báo chiến lược phát triển công tác đào tạo;
  1. Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các lớp trong và ngoài trường;
  2. Xây dựng kế hoạch tiến độ đào tạo, xếp thời khóa biểu đối với các môn chung.
  3. Quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy của các khoa chuyên môn;
  4. Soạn thảo và theo dõi tiến trình thực hiện các quyết định: Thành lập các lớp học theo tín chỉ, điều kiện HS-SV được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học, học rút ngắn thời gian, học hai chương trình, tốt nghiệp, chuyển ngành, chuyển trường, bảo lưu kết quả học tập;
  5. Quản lý cấp phát hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu và hướng dẫn các khoa, các giảng viên - giáo viên thực hiện việc ghi chép nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đào tạo;
  6. Giám sát, theo dõi thực hiện quy chế giảng dạy, học tập, theo dõi thi và kiểm tra, học lại, thi lại;
  7. Quản lý kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp và kết quả học tập của học sinh, sinh viên tốt nghiệp theo đúng quy chế;
  8. Kiểm tra, đánh giá về việc sử dụng thiết bị, vật tư, phòng học chuyên môn trong công tác giảng dạy;
  9. Chuẩn bị nội dung các cuộc họp xét tốt nghiệp, xét điều kiện học tiếp;
  10. Tổ chức, quản lý chung về hoạt động giảng dạy của GV;
  11. Phối hợp với Phòng TC-HC kiểm tra công tác giảng dạy của GV;
  12. Tổ chức bồi dưỡng GV, nâng cao năng lực sư phạm cho GV;
  13. Chủ trì trong việc tổ chức Hội thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp Tỉnh và Thành phố;
  14. Phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính xây dựng chế độ giờ giảng đối với GV;
  15. Quản lý, thống kê, nghiệm thu giờ dạy của GV cơ hữu và thỉnh giảng của các khoa vào tháng 6 tháng 12 hàng năm;
  16. Dự thảo, trình duyệt các báo cáo sơ kết, tổng kết học kỳ, năm học, khóa học và các báo cáo biểu mẫu thống kê thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng;
  17. Tham gia quản lý học sinh, sinh viên trong giờ học; phối hợp với phòng Công tác học sinh - sinh viên đánh giá việc học tập, rèn luyện của HS-SV;
  18. Lập kế hoạch xây dựng và quản lý Kế hoạch đào tạo, Chương trình môn học, giáo trình. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nghiên cứu, biên soạn, cập nhật, xây dựng tài liệu giảng dạy;
  19. Điều phối phân bổ phòng học, giảng đường;
  20. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị chuẩn bị hồ sơ để xin mở ngành, nghề mới;
  21. Hằng năm phối hợp với Trung tâm Giáo dục Trung học phổ thông xây dựng kế hoạch và xin chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung học phổ thông;
  22. Chủ trì việc tổ chức khai giảng và bế giảng cho các khóa đào tạo;
  23. Chủ trì việc lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị, nguyên liệu, dụng cụ phục vụ đào tạo theo định mức trong học kỳ, năm học;
  24. Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập, thực tập tốt nghiệp kết hợp với lao động sản xuất cho HS-SV tại các doanh nghiệp; dự thảo hợp đồng và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng thực tập.
  25. Phối hợp với các Khoa tổ chức đào tạo ngắn hạn, đào tạo nâng bậc.
  26. Liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo khác trên cơ sở là đơn vị cho thuê địa điểm, được thuê làm công tác quản lý.
  • Công tác Khảo thí, Kiểm định – Đảm bảo chất lượng
  1. Xây dựng kế hoạch về công tác khảo thí trong toàn trường theo năm học;
  1. Đề xuất với Hiệu trưởng các biện pháp để thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác thi và kiểm tra;
  2. Xây dựng kế hoạch chiến lược đổi mới công tác thi và kiểm tra góp phần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
  3. Phối hợp với các khoa trong việc in ấn và phát hành đề thi học kỳ, kết thúc môn học, mô đun, tốt nghiệp;
  4. Quản lý ngân hàng đề thi, chỉ đạo cập nhật ngân hàng đề thi, đáp án;
  5. Cung cấp đề thi cho các khoa;
  6. Tham mưu đề xuất với Hiệu trưởng ban hành các quy định cụ thể về công tác thi và kiểm tra.
  7. Xây dựng kế hoạch hàng năm về đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường;
  8. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá Cở sở giáo dục và lập báo cáo tự đánh giá của toàn trường hàng năm;
  9. Chủ trì lấy ý kiến các bên liên quan về công tác đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  10. Thường xuyên cập nhật các quy định mới về tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để triển khai các hoạt động duy trì và nâng cao kết quả kiểm định chất lượng của Nhà trường;
  11. Phối hợp các khoa thực hiện khảo sát sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chương trình với “chuẩn đầu ra” để đánh giá khách quan mức độ đảm bảo chất lượng đào tạo của các khoa từ đó cải tiến chương trình đào tạo cho phù hợp;
  12. Tổ chức các khóa tập huấn về đảm bảo chất lượng trong giáo dục cho các đối tượng trong trường;
  13. Lưu trữ dữ liệu, thông tin, tài liệu minh chứng về kiểm định chất lượng giáo dục và về công tác tự đánh giá.
  • Công tác thanh tra đào tạo
  1. Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục và đào tạo.
  2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất các mặt hoạt động trong nhà trường theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng. Trình Hiệu trưởng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và tổ chức, phối hợp thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, kiểm tra và báo cáo cho Hiệu trưởng.
  1. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ và việc thực hiện các quy định về giáo trình bài giảng ở mọi loại hình đào tạo trong phạm vi toàn trường.
  2. Thống kê báo cáo định kỳ về chất lượng đào tạo. Quản lý, dự báo và xử lý thông tin về đào tạo và chất lượng đào tạo;
  3. Thanh tra việc thực hiện các quy định của nhà trường về mua sắm vật tư và các trang thiết bị đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường;
  4. Thực hiện nhiệm vụ tiếp cán bộ, viên chức, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của trường theo quy định của pháp luật ;
  5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật;
  6. Kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành các quy định của nhà trường, các văn bản pháp quy của Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đề nghị sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật và của Nhà trường về giáo dục đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế, không còn phù hợp với thực tế.

II. Cơ cấu tổ chức phòng

* Lãnh đạo Phòng:

Thạc sỹ Vũ Cao Điền

Trưởng phòng

 

Kỹ sư Đình Tiến Cảnh

Phó trưởng phòng

Thạc sỹ Mai Văn Lực

Phó Trưởng phòng

* Đội ngũ chuyên viên: 

Thạc sỹ Đào Thị Lan

Thạc sỹ Ngô Phương Thảo

Thạc sỹ Nguyễn Anh Cường

Thạc sỹ Phùng Minh Hiền

Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Thảo

 

 


Tags:

Bài viết khác

© 2025 COIT. All rights reserved